Bối cảnh Chiến_dịch_giải_phóng_Bulgaria

Tình hình chính trị xã hội Bulgaria cuối năm 1944

Mùa xuân và hè năm 1944, chính phủ Liên Xô đã nhiều lần tiến hành đàm phán với chính phủ Bulgaria, cố gắng thuyết phục Bulgaria từ bỏ phe Đức Quốc xã và giữ vị trí trung lập. Trước tình hình chính trị-kinh tế-quân sự của phe Trục ngày một xấu đi, chính phủ Bulgaria buộc phải thực hiện những bước đi nhằm cứu vãn tình thế. Tháng 6 năm 1944, thủ tướng D. Bozhilov - một phần tử cực hữu thân phát xít - từ chức và I. I. Bagryanov - một người có tư tưởng thân phương Tây - lên thay.

Tình hình nội chính của vương quốc Bulgaria trong năm 1944 càng ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Từ mùa hè 1944, kinh tế đất nước lún sâu vào khủng hoảng, ngân khố cạn kiệt, trong nước xảy ra nạn đói còn chính trị thì rối ren. Thêm vào đó, đại thắng Iaşi-Chişinău cùng với những chiến thắng khác của quân đội Liên Xô tại Rumani và việc Rumani từ bỏ phe phát xít đã giáng một đòn nặng vào vị thế chính trị ở trong nước và quốc tế của chính phủ thân Đức tại Bulgaria. Tuy nhiên, chính phủ thân Đức của Ivan Ivanov Bagryanov vẫn hi vọng vào sự chi viện của quân đội Đức Quốc xã để giữ lấy Bulgaria. Chính bản thân đại sứ Đức Quốc xã tại Bulgaria cũng nói với I. I. Bagryanov rằng trong thời gian tới, quân đội Đức Quốc xã chưa có ý định bỏ Bulgary. Nhưng đến khi Tập đoàn quân 6 (Đức) bị đánh tan và hai tập đoàn quân Romania rã ngũ tại mặt trận Iaşi-Chişinău thì I. I. Bagryanov nhận thấy khó có thể đảo ngược tình hình. Mặc dù không điều động quân đội tham chiến chống Liên Xô và ra tuyên bố Bulgary trung lập ngày 26 tháng 8, tuyên bố hủy bỏ đạo luật chống người Do Thái tại Bulgaria, triệt thoái các lực lượng quân sự Bulgaria khỏi Nam TưHy Lạp và đơn phương tuyên bố đình chiến với Liên Xô nhưng chính phủ của I. I. Bagryanov vẫn cho quân Đức "rút lui thoải mái" qua lãnh thổ Bulgary để lập một mặt trận mới tại Nam Tư.[5]

Trước những động thái của chính phủ Bulgaria, ngày 30 tháng 8, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố yêu cầu chính phủ Bulgaria phải đình chỉ ngay việc cho quân Đức mượn đường để rút quân từ Hi Lạp và Makedonia sang Romania, Serbija và Hungary, chấm dứt việc cung cấp các phương tiện vận tải đường sắt và đường bộ cho quân đội Đức Quốc xã. Chính giới Bulgaria cũng yêu cầu I. I. Bagryanov đáp ứng các yêu cầu của Liên Xô để tránh chiến tranh trên đất Bulgaria. Chiều 30 tháng 8, I. I. Bagryanov xin từ chức. Sau hai ngày Bulgaria không có chính phủ, ngày 2 tháng 9 năm 1944, Konstantin Vladov Muraviev, cháu họ của nhà cách mạng A. S. Stamboliyski, cũng là một chính khách thân phương Tây được đưa lên ghế thủ tướng. Ông này ra tuyên bố khôi phục lại các quyền tự do dân chủ của nhân dân Bulgaria, ân xá cho tất cả những người đã bị bắt vì chống lại nước Đức Quốc xã, chống lại chế độ độc tài ở Bulgaria, giải tán mọi tổ chức phát xít ở Bulgaria. K. V. Muraviev còn ra lệnh tước vũ khí của các đơn vị quân Đức đi qua Bulgaria cũng như đóng quân tại Bulgaria, đồng thời hứa sẽ đàm phán với Anh, Mỹ để rút ra khỏi chiến tranh và tái lập mối quan hệ tin cậy với người Nga. Tuy nhiên, việc tước vũ khí của quân đội Đức Quốc xã không hề được thực hiện trong khi việc bắt liên lạc với các đồng minh Anh, Mỹ qua ngả Hi Lạp lại được K. V. Muravyev xúc tiến thực hiện.[6]

Thật ra, bản thân Bulgaria không trực tiếp tham chiến cùng với Đức để chống Liên Xô vì đại đa số người dân Bulgaria vẫn dành những tình cảm tốt đẹp cho dân tộc Nga, những người đã giúp họ thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Osman Thổ Nhĩ Kỳ hồi thế kỷ trước. Sự gần gũi về ngôn ngữ và chữ viết giữa hai nước, hai dân tộc cũng là những điều kiện thuận lợi của quân đội Liên Xô trong quá trình triển khai lực lượng. Tuy nhiên, các sân bay, hải cảng, đường sắt và tài nguyên của quốc gia này đã được nước Đức phát xít khai thác trong cuộc chiến chống Liên Xô. Ngoài việc đàn áp các lực lượng du kích Bulgary ở trong nước, Quân đội Bulgaria dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh thân Đức cũng đóng quân tại Hy Lạp, Nam Tư và tham gia đàn áp phong trào du kích của các lực lượng yêu nước tại đây. Đó là những khó khăn về chính trị mà nhà nước và quân đội Liên Xô cũng với chính quyền mới ở Bulgaria phải khắc phục trong quá trình Bulgary gia nhập phe đồng minh chống phát xít.[7]

Tình hình quân sự

Sau Chiến dịch Iaşi-Chişinău, đại bộ phận quân đội Đức Quốc xã đóng tại Bulgaria, Makedonia và Hi Lạp đều rút qua lãnh thổ Romania và Nam Tư. Ở Bulgaria chỉ còn lại một số đơn vị bảo vệ hâu phương mặt trận, cảnh vệ, hậu cần và bộ máy mật thám Gestapo vẫn hoạt động đều đặn. Trong khi đại bộ phận quân đội Bulgaria theo sự điều động của Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức đóng tại các vùng phía Tây đất nước, Thủ đô Sofia, trên lãnh thổ Nam Tư và Hi Lạp thì những vùng còn lại của Bulgaria trở thành nơi hoạt động lý tưởng cho các đội du kích Bulgaria chống phát xít. Đến mùa hè năm 1944, Dobry Kolev Terpeshev,, Ủy viên Bộ chính trị trung ương Đảng Công nhân Bulgary (cộng sản) (BRP k) đã nắm trong tay hàng trăm đội du kích lớn nhỏ hoạt động khắp đất nước Bulgary. Từ tháng 2 năm 1943, lực lượng kháng chiến Bulgary được tổ chức lại gồm 13 liên đoàn hoạt động tại Thủ đô Sofia, các tỉnh Plovdiv, Pazardzhishka, Gornodzhumayska, Starozagorska, Yambol, Kharskovska, Gornooryahovska, Shumenska, Pleven, Vrachanska, Rusenka và thành phố cảng Varna.

Ở miền Đông Bulgaria, quân Đức chỉ đóng giữ tại các hải cảng Burgas, Varna và các nhà ga đường sắt chiến lược với quân số khoảng 10.000 người để bảo vệ con đường vận chuyển hàng hóa chiến lược từ Biển Đen về Sofia và từ Sofia đi Nam Tư, Romania và Hungary. Quân Đức tại Bulgaria không có các tuyến phòng ngự kiên cố và tuyến phòng thủ liên tục. Các đơn vị quân Đức đội Quốc xã đóng xen kẽ với các lực lượng của Chính phủ Romania thân Đức, được trang bị kém hơn quân Đúc nhiều lần. Tại Bulgaria, quân đội Đức Quốc xã cũng không có các đơn vị xe tăng lớn. Không quân Đức cũng có một số phi đội máy bay tiêm kích và ném bom đóng tại các sân bay ở Sofia, PlovdivBurgas. Tại các bến cảng VarnaBurgas, hải quân Đức có một số tàu chiến rút từ Constanta (Romania) về, một số tàu tuần tiễu, tàu ngầm và các biên đội tàu vận tải.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_giải_phóng_Bulgaria http://rdsc.md.government.bg/BG/About/VoennaIstori... http://www.znam.bg/com/action/showBook?bookID=940&... http://decommunization.org/Communism/Bulgaria/1944... http://militera.lib.ru/h/chernomorskiy_flot/17.htm... http://militera.lib.ru/h/samsonov2/18.html http://militera.lib.ru/memo/other/panchevsky_p/05.... http://militera.lib.ru/memo/russian/anoshin_is/03.... http://militera.lib.ru/memo/russian/anoshin_is/04.... http://militera.lib.ru/memo/russian/berezhkov_vm/0... http://militera.lib.ru/memo/russian/bologov_fp/07....